BSCK Mắt - Thầy thuốc ưu tú : NGUYỄN VĂN CƯƠNG

Thạc sỹ - Bác sỹ CK Mắt : NGUYỄN MẠNH ĐẠT

Khúc xạ viên nhãn khoa : VŨ THỊ NGOAN

Địa chỉ : Số nhà 22B – Ô 18 – Phường Hạ Long – Thành phố Nam Định

(Đầu ngõ rẽ vào phòng khám là số nhà 124 đường Phù Nghĩa - TP Nam Định)

BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ VÀ PHẪU THUẬT PHACO

Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/20 là do đục thể thuỷ tinh. Theo các nghiên cứu khoa học tại Framingham Eye Study tỷ lệ người mắc bệnh đục thủy tinh thể ở tuổi 55 đến 64 là 4,5%, tỷ lệ này tăng lên 18% ở độ tuổi 65 đến 74 tuổi và cao nhất ở tuổi từ 75 đến 84 là 45,9%.

Đục thể thủy tinh là bệnh có triệu chứng giảm thị lực tăng dần do thủy tinh thể mất dần độ trong suốt, từ lúc trong như nước đến khi mờ đục như màu sữa làm cho con mắt không còn nhận biết được hình ảnh.

 

PHẪU THUẬT PHACO TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ

Là Phương pháp sử dụng máy Phaco để làm nhuyễn thể thủy tinh đục và hút ra ngoài qua đường mổ nhỏ 2-3mm sau đó đặt thể thủy tinh nhân tạo thay thế, thường được thực hiện bằng gây tê tại chỗ. Phẫu thuật Phaco là Phương pháp mổ an toàn và phổ biến hiện nay, thời gian phẫu thuật nhanh, sau mổ thị lực phục hồi nhanh, ít loạn thị, ít biến chứng.

Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Những triệu chứng thường gặp nhất là:
–    Nhìn mờ
–    Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh, hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
–    Màu có vẻ nhạt hơn.
–    Ban đêm thị giác kém hơn.
–    Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
–    Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt.  Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn.
Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gần/đọc sách trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.

Đục thủy tinh thể có các loại nào?

–    Đục thủy tinh thể do lão hóa: phần lớn các đục thủy tinh thể do tuổi già.
–    Đục thủy tinh thể bẩm sinh
–    Đục thủy tinh thể thứ phát: phát triển ở những người có một số bệnh, ví dụ: đái tháo đường. Đục thủy tinh thể có thể do dùng thuốc steroid kéo dài.
–    Đục thủy tinh thể chấn thương.

Làm thế nào để phát hiện đục thủy tinh thể?

–    Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:
–    Đo thị lực bằng bảng thị lực.
–    Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
–    Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).
–    Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.

Ý KIẾN bình luận
Hotline: 0978.747.343
SMS:0978.747.343 Zalo: 0978.747.343