BSCK Mắt - Thầy thuốc ưu tú : NGUYỄN VĂN CƯƠNG

Thạc sỹ - Bác sỹ CK Mắt : NGUYỄN MẠNH ĐẠT

Khúc xạ viên nhãn khoa : VŨ THỊ NGOAN

Địa chỉ : Số nhà 22B – Ô 18 – Phường Hạ Long – Thành phố Nam Định

(Đầu ngõ rẽ vào phòng khám là số nhà 124 đường Phù Nghĩa - TP Nam Định)

Tắc lệ đạo sơ sinh

 

Tắc lệ đạo là khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Khi đó nước mắt không còn thoát được xuống mũi như bình thường và sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng. Khoảng 20% trẻ khi sinh ra bị tắc lệ đạo bẩm sinh, có khả năng tự khỏi hoặc khỏi bệnh sau khi làm 1 số thủ thuật như day ấn vùng túi lệ và lệ quản dưới hoặc phương pháp bơm thông lệ đạo ở cơ sỏ nhãn khoa được đào tạo căn bản và chuyên nghiệp, việc thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và đẩy nhanh việc phục hồi.

Nguyên nhân của tắc lệ đạo sơ sinh

Hầu hết lượng nước mắt của chúng ta được tiết ra từ tuyến lệ nằm phía trên của mỗi bên mắt. Nước mắt được tiết liên tục sẽ giúp bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu, sau đó thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới. Lượng nước mắt này sẽ tiếp tục chảy qua hai lệ quản nằm trong mi mắt để vào đến túi lệ ở mặt bên sống mũi, sau đó được dẫn xuống mũi thông qua ống lệ mũi.

Khi còn trong bụng mẹ, ống lệ mũi của trẻ được che lại bởi một lớp màng mỏng. Sau khi chào đời, nếu lớp màng che này không tự mở ra thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc lệ đạo bẩm sinh.

Vị trí điểm tắc nghẽn trong đường lệ đạo trẻ sơ sinh thường là đầu dưới của ống lệ mũi

Triệu chứng của tắc lệ đạo sơ sinh

Tắc lệ đạo bẩm sinh gặp ngay từ khi lọt lòng mẹ từ những giờ đầu, nếu là tắc lệ đạo bẩm sinh thì bé  sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Bé chảy nước mắt thường xuyên
  • Mắt trẻ lúc nào cũng ướt
  • Sau khi thức dậy vào buổi sáng, quanh mắt có nhiều gỉ vàng
  • Thỉnh thoảng góc mắt bị sưng
  • Vùng da bị tiếp xúc với nước mắt nổi ban đỏ do kích ứng

Chẩn đoán phân biệt tắc lệ đạo sơ sinh với một số bệnh bẩm sinh ở mắt của bé

Một số bệnh cũng gây chảy nước mắt ở bé dễ nhầm lẫn với tắc lệ đạo sơ sinh:

   + Viêm nhiễm bán phần trước nhãn cầu như: viêm kết mạc, viêm giác mạc

   + Quặm bẩm sinh mi dưới

   + Glocom bẩm sinh

   + Trào ngược nước mắt do mũi nhiều nhầy do viêm đường hô hấp trên

Điều trị tắc lệ đạo sơ sinh : Phòng khám chuyên khoa Mắt bác sỹ Nguyễn Văn Cương

Điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh sẽ được thực hiện theo độ tuổi và nguyên nhân gây tắc lệ đạo:

  ♥ Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, việc điều trị chủ yếu là mát-xa túi lệ, nên thực hiện mát-xa cho bé từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút. Việc mát-xa sẽ gây áp lực nhẹ nhàng từ túi lệ đến ống dẫn lệ, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và có thể giải phóng điểm bít tắc ở đầu dưới ống lệ mũi, lau mí với nước muối sinh lý, nếu như có nhầy mủ thì dùng thêm kháng sinh nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ. Cách thực hiện day ấn vùng túi lệ và lệ quản xuống của trẻ là cắt sạch móng tay, thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng khử khuẩn rồi lau khô bằng khăn sạch, ấn đầu ngón trỏ lên vùng da nằm giữa góc mắt trong và cạnh bên của mũi, sau đó vuốt xuống trong vài giây xong tạm nghỉ rồi thực hiện lại.

  ♥ Đối với trẻ 3-12 tháng, điều trị bằng cách bơm rửa lệ đạo, kết hợp kháng sinh tại chỗ và thông lệ đạo. Việc thông lệ đạo sẽ được thực hiện sau khi bơm rửa day nắn vùng túi lệ và sử dụng kháng sinh không hiệu quả.

 

  ♥ Đối với trẻ trên 1 tuổi, phương pháp bơm thông lệ đạo thường không hiệu quả nên cần cho trẻ đi khám để đánh giá việc phẫu thuật nối thông túi lệ mũi.

  Bác sỹ CK Mắt – Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Cương

 

 

 

Ý KIẾN bình luận
Hotline: 0978.747.343
SMS:0978.747.343 Zalo: 0978.747.343